Săn Tây là một cách luyện nói tiếng Anh theo chủ đề rất hiệu quả. Giúp bạn tự tin và tăng phản xạ khi giao tiếp với người nước ngoài.
Hiện nay, luyện tiếng nói tiếng Anh bằng cách luyện tập với người nước ngoài theo chủ đề (thường được gọi là “săn Tây”) không còn xa lạ gì nữa. Đây là một phương pháp luyện phản xạ trong giao tiếp tiếng Anh vô cùng hiệu quả mà lại ít tốn kém chi phí.
Rất thú vị phải không nào. Nhưng liệu bạn đã biết cách “săn Tây” đúng cách chưa?
Bắt đầu thôi nào.
Phần 1: Những điều cần chuẩn bị trước khi “săn Tây
1. Săn Tây là gì?
“Săn Tây” là một thuật ngữ khá phổ biến đối với người học tiếng Anh tại Việt Nam. Diễn tả việc học tiếng Anh thông qua việc giao tiếp trực tiếp bằng tiếng Anh với người bản ngữ. Với phương pháp này người học sẽ cải thiện khả năng phản xạ giao tiếp một cách nhanh chóng. Ngoài ra, phương pháp “săn Tây” còn giúp người học rèn luyện kỹ năng Nghe – Nói – tư duy bằng tiếng Anh cùng một lúc.
2. Chuẩn bị trước nội dung luyện nói tiếng Anh và theo chủ đề tại nhà
Việc chuẩn bị nội dung cho cuộc hội thoại bằng tiếng Anh trước tại nhà là rất cần thiết. Việc này sẽ giúp bạn có đủ kiến thức và sự chủ động để duy trì cuộc hội thoại một cách liên tục.
(Tham khảo những câu giao tiếp mẫu khi săn Tây tại đây).
3. Chọn địa điểm phù hợp
Bạn cần chọn một địa điểm mà trước tiên, nó là một nơi có nhiều người nước ngoài lui tới. Đây nên là nơi để mọi người thư giãn, không khí mát mẻ, không ồn ào và môi trường văn minh.
Gợi ý cho bạn: Hãy chọn nơi có không gian, bởi bạn sẽ dễ dàng tiếp cận và được đón nhận hơn. Mặt khác, bạn không nên chọn những địa điểm riêng tư (nơi làm việc, đọc sách…) nhé.
4. Chọn đối tượng phù hợp để bắt đầu cuộc hội thoại
Bạn hãy tránh bắt chuyện với những người đang “vội” hoặc gấp rút làm việc gì đó. Vì lúc này đa phần họ đang bận việc và không có thời gian rỗi dành cho bạn đâu.
Gợi ý cho bạn:
5. Tinh thần thoải mái – Tự tin khi giao tiếp
Bạn bè quốc tế đánh giá rất cao người Việt chúng ta và xem Việt Nam là một đất nước rất thân thiện. Sự thân thiện này là nhờ vào những lần họ nói chuyện và tiếp xúc với sinh viên Việt Nam.
Khi người nước ngoài biết bạn là người mới bắt đầu luyện tập tiếng anh:
Thật dễ thương phải không nào!
Vì vậy, bạn hãy thoải mái, luôn vui vẻ và tập trung trau dồi kỹ năng nhiều nhất có thể trong cuộc nói chuyện nhé.
Phần 2: Tại sao bạn nói tiếng Anh nhưng người nước ngoài không hiểu?
Đôi khi bạn nói chuyện với bạn bè của mình vài từ tiếng Anh và họ vẫn hiểu được. Lúc này, có lẽ bạn nghĩ trình độ nói tiếng Anh của mình rất tốt.
Nhưng khi bạn giao tiếp với người bản ngữ, họ lại mồm chữ O vì khó hiểu. Có thể bạn đang mắc các lỗi giao tiếp sau: Lỗi phổ biến của đa số nhiều người học tiếng Anh là nói không có phụ âm cuối. Ngoài ra, nhiều bạn thường hay thêm ‘s’ vào cuối những từ không có âm ‘s’. Vì tâm lý: “đọc như vậy cho giống nói tiếng Anh”. Các từ này chắc chắn sẽ khiến nhiều người bối rối vì chúng đọc khá giống nhau. Cách để phân biệt giữa các từ này chính là nhờ vào phụ âm cuối trong tiếng Anh. Điều đó chứng tỏ tầm quan trọng của âm cuối, đọc sai âm cuối sẽ ra một từ khác. Còn đọc không có âm cuối thì người nghe sẽ không biết bạn đang đọc từ nào. Khi nói và giao tiếp tiếng Anh, bạn có thể không nói đúng 100% ngữ pháp. Nhưng một điều chắc chắn bạn phải phát âm đúng và rõ ràng. Lưu ý: các âm mà người Việt khó phát âm chuẩn là /æ/, /iː/, /ʌ/,… và các nguyên âm đôi bao gồm: /aɪ/, /aʊ/, /eɪ/, /eə/, /ʊə/, /ɪə/, /ɔɪ/. Nhắc lại kiến thức: Nguyên âm đôi được kết hợp bởi hai nguyên âm đơn. Vì vậy, khi đọc đòi hỏi âm phát ra to và kéo dài nguyên âm 1, sau đó trượt nhanh sang phát âm nguyên âm 2. Ví dụ: Nguyên âm đôi /aʊ/. Nguyên âm đôi này được kết hợp bởi nguyên âm đơn /a/ và /ʊ/. Cụ thể: Trọng âm trong tiếng Anh giao tiếp quan trọng như dấu trong tiếng Việt. Đó là chìa khóa để hiểu và nói tiếng Anh chuẩn người bản ngữ. Với lỗi trọng âm này sẽ được chia làm 2 trường hợp đó là: lỗi phát âm sai trọng âm từ và phát âm sai trọng âm câu. Đầu tiên là trọng âm từ, với những từ có hai âm tiết trở lên, sẽ xuất hiện dấu trọng âm. Trọng âm từ đóng vai trò phân biệt giữa từ này với từ khác. Vì vậy, đặt trọng âm sai âm tiết hay không sử dụng trọng âm sẽ khiến người bản xứ khó có thể nghĩ ra từ bạn đang muốn nói. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ gặp khó khăn trong việc nghe hiểu người bản xứ. Trọng âm câu là cách người nói muốn nhấn mạnh ý chính nào đó trong câu. Khi nói, cách người nói dùng từ để nhấn trọng âm trong câu cũng làm thay đổi hoàn toàn ý nghĩa của câu mà họ đề cập tới. Ví dụ: Ngữ điệu và trọng âm luôn song hành cùng nhau. Nói tiếng Anh không giống như tiếng Việt, tiếng Anh có nhịp điệu, lên xuống nhiều biểu cảm. Nếu nói cả câu bằng bằng, không có ngữ điệu lên xuống, người nước ngoài khó hiểu được ý bạn muốn diễn đạt. Thiếu ngữ điệu, giọng bạn chắc chắn thiếu sự thu hút và tự nhiên. Nhiều bạn khi luyện nói tiếng Anh theo chủ đề, vẫn còn hay có thói quen “dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh”. Từ đó dẫn đến việc diễn đạt ý bị lủng củng khi giao tiếp khiến người nghe khó hiểu. Đôi khi, nhiều bạn ngắt câu không đúng chỗ, không theo cụm hay theo ý. Hoặc vừa nói vừa suy nghĩ nên nói từng từ một, không tự nhiên và trôi chảy. Điều này sẽ khiến người nước ngoài không nắm bắt được câu chuyện, khiến họ khó hiểu, thậm chí mất hứng thú trò chuyện. Đôi khi, việc diễn đạt ý lủng củng sẽ biến câu nói đó thành một câu thô lỗ, thiếu lịch thiệp. 2.1 Hỏi về tên *Nếu câu trả lời là No *Nếu câu trả lời là Yes 5.1 Mẫu câu hỏi về cảm nhận đất nước, con người Việt Nam 5.2 Đặt câu hỏi về đất nước họ Lưu ý: sau khi đặt câu hỏi và nhận được câu trả lời, bạn nên tương tác lại với người nói. Việc tương tác sẽ kích thích sự tư duy luyện nói tiếng Anh, và tăng hiệu quả khi nói theo chủ đề. Ngoài ra, sự tương tác qua lại sẽ làm họ cảm thấy bạn đang hứng thú với cuộc nói chuyện. 8.1 Lời khen ngợi 8.2 Hãy hỏi lại khi bạn không nghe và đoán được ý người nói 8.3 Mẫu câu tiếng Anh giúp tương tác cơ bản khi giao tiếp 8.4 Mẫu câu để kết thúc cuộc hội thoại. Đến đây thì bạn hãy chọn lựa chủ đề và ghi chép những câu hội thoại mãu vào sổ tay từ vựng của mình. Lúc này, bạn đã có đầy đủ hành trang để bắt đầu “săn Tây” và luyện tập nói tiếng Anh với người nước ngoài rồi nhé. Hãy duy trì phương pháp luyện tập này. Càng luyện tập, khả năng nghe và phản xạ trong lời nói của bạn sẽ tiến bộ, và bạn sẽ có những cuộc hội thoại thú vị hơn nhiều. Mặc dù lợi ích của việc “săn Tây” và tự học luyện nói tiếng Anh theo chủ đề là rất lớn, nhưng không phải ai cũng có đủ thời gian để ra ngoài để luyện tập. Đừng lo lắng, dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn những ứng dụng. Và các website giúp kết nối bạn với người nước ngoài qua mạng internet. 1. Easy Language Exchange (website) Easy Language Exchange là một website học luyện nói tiếng Anh rất đáng tin cậy. Tại đây, bạn có thể trò chuyện với người có chung chủ đề và mục tiêu học tập. Ngoài ra bạn cũng có thể rèn luyện nhiều ngôn ngữ khác nhau tại website này. Đây là một website kết nối với mọi người có sở thích học ngôn ngữ trên toàn thế giới hoàn toàn miễn phí. Website này đang phát triển mạnh mẽ dần trở thành một cộng đồng đa dạng ngôn ngữ. Ngoài ra, đôi khi bạn cũng có thể tìm thấy những người nước ngoài có nhu cầu học tiếng Việt. Hãy tận dụng cơ hồi và kết bạn với họ nhé. 2. Conversation Exchange (website) Đây là một website có cách học tiếng Anh thông qua việc giao tiếp với người nước ngoài bằng tin nhắn văn bản. Ngoài ra, bạn cũng có thể luyện tập bằng cách Face to Face thông qua gọi video. Tính năng Correspondence được dùng để kết nối với bạn qua thư, hay Text và voice để trò chuyện trực tuyến. Người dùng sẽ liên tục thích thú và cảm giác mới lạ vì tính đa dạng của website này. 3. Italki (website) Italki là một website phổ biến giúp học tiếng Anh hiệu quả. Bằng cách luyện tập nói chuyện với người nước ngoài qua mạng internet. Ngoài ra, website cũng có một giao diện khá trực quan, dễ dàng sử dụng cho những bạn kém về công nghệ. Điểm khác biệt của Italki là: bạn không chỉ tìm thấy những người bạn nước ngoài, mà còn những thầy cô, giáo viên có chuyên môn với hơn 12 ngôn ngữ khác nhau. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm và tin tưởng với kiến thức mà mình thu thập được trên website này. Tuy nhiên, vì lợi ích to lớn đó, bạn phải mất một khoản phí nho nhỏ để tận hưởng trọn vẹn website này. Hy vọng tất cả những gì chúng tôi chia sẻ có thể giúp bạn không còn ngần ngại hay tự ti khi nói chuyện với người nước ngoài nữa và bạn sẽ nhanh chóng giao tiếp tiếng Anh lưu loát. Ngoài ra bạn có thể xem qua bài viết hướng dẫn học tiếng Anh giao tiếp từ A đến Z của Pasal để xác định phương pháp và lộ trình học đúng đắn ngay từ đầu. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này.
1. Thiếu hoặc sai phụ âm cuối (ending consonants)
2. Phát âm nguyên âm không chuẩn
Effortless English và Pronunciation Workshop.
ĐĂNG KÝ HỌC THỬ MIỄN PHÍ3. Sai trọng âm câu và từ khi giao tiếp tiếng Anh
3.1 Trọng âm từ là gì? Tầm quan trọng của “trọng âm từ” trong phát âm tiếng Anh
3.2 Trọng âm câu là gì? Tác dụng của “trọng âm câu” trong Anh văn giao tiếp
4. Ngữ điệu thiếu tự nhiên
5. Diễn đạt ý lủng củng
1. Mẫu câu chào hỏi
(Xin chào, rất vui được gặp bạn)
(Chào buổi sáng/buổi chiều, rất vui được gặp bạn)
(Xin chào, tên tôi là …. Tôi là người học tiếng Anh, vì vậy tôi đến đây để thực hành tiếng Anh với người nước ngoài).
(Xin chào, tôi có thể nói chuyện với bạn 5 phút không? Tôi chỉ muốn thực hành kĩ năng tiếng Anh của mình)
(Xin chào, tôi là sinh viên. Tôi đang thực hiện bài tập và cần sự giúp đỡ của bạn. Nó chỉ mất khoảng 5 phút thôi)2. Mẫu câu bắt chuyện với người nước ngoài
(Tên bạn là gì?)
(Tên của bạn thật thú vị. Đây là tên theo tiếng Nhật/ Pháp/ Trung Quốc…vậy?)
(Ai đặt tên cho bạn vậy? Bố hay là mẹ?)
(Tên này còn có ý nghĩa đặc biệt nào không?)
(Bạn có thể đánh vần tên bạn không?)3. Câu hỏi về đất nước, nơi chốn
(Bạn từ đâu đến?)
(Tôi nghe nói ở đó có rất nhiều… Điều đó có đúng không?)
(Bạn sống ở đó bao lâu rồi?)
(Bạn có thích sống ở đó không?)4. Câu hỏi về nơi ở hiện tại
(Bạn sống ở đâu)
(Bạn sống ở căn hộ chung cư hay nhà riêng?)
(Bạn có thích môi trường xung quanh ở đó không?)
(Bạn có sống với gia đình không?)
(Có bao nhiêu người sống với bạn?)4. Mẫu câu hỏi về nghề nghiệp
(Bạn làm nghề gì?)
(Bạn đã ra trường chưa?)
(Bạn học ở trường nào?)
(Chuyên ngành bạn học là gì?)
(Bạn đang làm việc cho công ty nào?)
(Bạn làm công việc đó bao lâu rồi?)
(Bạn có thích công việc đó không?)
(Điều gì làm bạn thích nhất/ không thích nhất về công việc?)
Effortless English và Pronunciation Workshop.
ĐĂNG KÝ HỌC THỬ MIỄN PHÍ5. Mẫu câu duy trì cuộc hội thoại khi giao tiếp tiếng Anh
(Bạn đã thử thức ăn Việt Nam chưa? Có ngon không?)
(Bạn có muốn tôi giới thiệu vài món ăn để thử không?)
(Bạn đã bao giờ thử các món ăn hay thức uống lạ chưa? Điều gì đã xảy ra?)
(Bạn có thể nói tiếng Việt không?)
(Bạn có thể mô tả lần đầu bạn nói tiếng Việt với một người bản ngữ không?)
(Có điều gì ở đây bạn cảm thấy phiền không? Về việc băng qua đường, giao thông…)
(Về giao thông ở đây thì sao?)
(Bạn nghĩ gì về Việt Nam và người Việt Nam?)
(Bạn đến Việt Nam lâu chưa?)
(Bạn đã đến những nơi nào ở Việt Nam?)
(Bạn cảm thấy thời tiết ở Việt Nam như thế nào?)
(Bạn đang đi du lịch hay công tác?)
(Hiện tại đang là mùa gì ở nước bạn?)
(Tôi chưa đến đó bao giờ. Nếu tôi có cơ hội đến…, bạn có đề nghị gì không? / Điều gì thu hút khách du lịch nhất ở đất nước bạn?
(Điều gì về đất nước bạn khiến bạn tự hào nhất? Tại sao?)6. Câu hỏi mẫu khi luyện nói tiếng Anh với chủ đề “du lịch”
(Bạn đã du lịch tới bao nhiêu nước rồi?)
(Bạn đi một mình hay đi cùng bạn bè?)
(Bạn có thích đi du lịch không?)
(Nơi nào thú vị nhất mà bạn từng đến?)
(Bạn có muốn sống ở đó một thời gian dài không? / Nếu được chọn một đất nước để sống trong phần còn lại của cuộc đời, bạn chọn đất nước nào?)
(Bạn đã bao giờ gặp ai đó thú vị trong cuộc hành trình chưa? Bạn có giữ liên lạc với họ không?)
(Bạn thích du lịch tự túc hay tham gia tour du lịch trọn gói?)
(Bạn nhớ điều gì nhất khi bạn xa nhà?)7. Câu hỏi về chủ đề sở thích
(Bạn có thích thể thao không?)
(Bạn có tập thể dục vào buổi sáng không?)
(Ca sĩ hay ban nhạc yêu thích của bạn là gì?)
(Bạn thích nghe nhạc không?)
(Sở thích của bạn là gì?)
(Bạn có thích đi du lịch không?)
(Bạn yêu thích mùa nào?)8. Mẫu câu tương tác, tạo thiện cảm
(Tên ban thật đẹp)
(Đất nước của bạn thật tuyệt vời)
(Bạn rất thân thiện)
(À tôi xin lỗi … nhưng tôi không thực sự hiểu những điều bạn nói vì tiếng Anh của tôi không tốt)
(Bạn có thể giải thích nó một cách đơn giản hơn cho tôi không?)
(Ừ. Bạn đúng. Vậy bạn có thể cho tôi biết …)
(Xin lỗi, bạn có thể nói lại không?)
(Xin lỗi, tôi không hiểu những gì bạn nói. Bạn có thể nói lại lần nữa không?)
(Được. Tôi nghĩ vậy)
(Điều đó thật tốt)
(Tuyệt vời!)
(Thật hả?)
(Là vậy sao?)
(Điều đó thật thú vị / tốt / tuyệt vời)
(Thật tuyệt khi nghe điều đó)
(Ok vậy là đủ rồi. Cảm ơn bạn đã dành thời gian cho tôi. Chúc bạn ngày mới tốt lành!)
(Mình rất vui khi nói chuyện với bạn)
(Cảm ơn bạn nhiều)
(Chúc bạn một ngày vui vẻ)
(Mình rất vui khi được gặp bạn)
(Chúc bạn luôn bình an)
(Cảm ơn vì đã giúp mình luyện tiếng Anh)
(Chúc bạn may mắn)
(Hãy bảo trọng)
(Mình phải đi bây giờ rồi)
(Trước khi rời đi, mình có thể chụp một tấm ảnh với bạn không?)
(Mình muốn gửi ảnh và giữ liên lạc với bạn. Bạn có Facebook hay email không? Facebook của bạn là gì?)
(Mong sớm gặp lại bạn)Lời kết