Bài viết hướng dẫn tự học tiếng Anh giao tiếp tại nhà hiệu quả, đi từ căn bản đến nâng cao cho người mới bắt đầu và mất gốc tiếng Anh. Nhấn vào đây!
Các bạn thân mến, có rất nhiều bạn khi bắt đầu học tiếng Anh giao tiếp nhưng vì không có một lộ trình học, lẫn phương pháp học tiếng Anh đúng đắn, dẫn đến việc học tiếng Anh không thành công. Nguyên nhân là do sự bắt đầu không rõ ràng dẫn đến việc học không có hiệu quả, rồi dần dần bỏ cuộc.
Trong suốt khoảng thời gian 4 năm hình thành và phát triển, tiếp xúc và giúp đỡ hàng triệu người học tiếng Anh trên khắp đất nước. Pasal đã đúc kết ra được lộ trình 3 giai đoạn mà bất cứ người học tiếng Anh giao tiếp nào cũng sẽ trải qua.
Lộ trình học mà Pasal xây dựng dựa vào 3 mức độ trình độ của người học.
Bao gồm: Mới bắt đầu (Cơ bản) – Trung cấp – Nâng cao.
Giai đoạn 1: Lộ trình học tiếng Anh giao tiếp cho người mất gốc (61 ngày)
Giai đoạn đầu tiên là rất quan trọng. Đây là giai đoạn nền tảng để các bạn có thể tự tin hơn ở các giai đoạn tiếp theo.
Trong giai đoạn này, kỹ năng trọng tâm mà bạn phải tập trung cải thiện đó là Phát âm và Từ vựng. Đây là 2 mảng kỹ năng quan trọng giúp bạn có thể hiểu và xây những viên gạch đầu tiên cho việc học Anh văn giao tiếp cơ bản.
Đối tượng: Người mới bắt đầu học tiếng Anh hoặc người bị mất căn bản, cần xây dựng lại nền tảng kiến thức tiếng Anh để có thể giao tiếp được.
Mục tiêu giai đoạn 1:
1. Bắt đầu với Phát âm (31 ngày)
1.1 Giới thiệu các bài luyện tập cơ miệng căn bản
Phát âm tiếng Anh không giống với tiếng Việt. Đối với tiếng Anh, việc phát âm đòi hỏi nhiều đến sự kết hợp giữa khoang miệng, môi, cột hơi, để âm phát ra được chính xác.
Trong lúc luyện tập, bạn cần chú ý đọc chính xác cách chuyển động của miệng cho từng âm tiết. Ban đầu, khi bạn chưa quen thì đây là lý do khiến bạn dễ bị mệt và hụt hơi khi luyện phát âm. Đa phần các bạn sẽ phát âm cứng nhắc khi luyện nói tiếng Anh trong thời gian dài và liên tục.
Một số bài tập bạn có thể tham khảo:
1.2 IPA là gì? Hướng dẫn cách sử dụng bảng phiên âm tiếng Anh (IPA)
Bảng ký hiệu ngữ âm quốc tế IPA (viết tắt của từ: International Phonetic Alphabet). Thường được gọi là bảng phiên âm tiếng Anh, IPA được phát triển bởi “Hội ngữ âm Quốc Tế” với mục đích trở thành tiêu chuẩn phiên âm cho mọi ngôn ngữ trên thế giới.
Bảng phiên âm quốc tế IPA gồm: 44 âm cơ bản với 20 nguyên âm và 24 phụ âm.
- Phần phía trên màu xám là Nguyên âm (Vowels) gồm 2 phần nhỏ hơn.
- Xám nhạt Nguyên âm đơn (Monophthongs).
- Xám đậm Nguyên âm đôi (Diphthongs).
- Phần phía dưới màu vàng là Phụ âm (Consonants).
Khi học bảng phiên âm Quốc tế IPA, chúng ta ưu tiên học 8 âm quan trọng trước. Sau đó học lần lượt từ: Nguyên âm đơn => Nguyên âm đôi => Cuối cùng là Phụ âm.
1.2.1 Chặng 1: 8 âm quan trọng (8 ngày)
Tất cả 8 âm này xuất hiện trong 80% các từ tiếng Anh và là những âm khó đối với người Việt Nam. Vì khẩu hình không giống bất kì âm nào trong tiếng Việt.
1.2.2 Chặng 2: Luyện toàn bộ 44 âm (23 ngày)
Giai đoạn này, bạn hãy rèn luyện tổng hợp 8 âm phía trên và 36 âm còn lại cùng lúc và chia theo từng cặp âm có sự tương đồng. Với chặng 2 này, bạn nên chia làm 2 phần như sau:
Phần 1: Nguyên âm tiếng Anh
Phần 2: Phụ âm tiếng Anh
HỌC THỬ MIỄN PHÍ
1.3 Giáo trình, tài liệu tự học tiếng Anh giao tiếp tại nhà
Một số giáo trình tự học phát âm cơ bản phù hợp với bạn trong giai đoạn này: Bên cạnh giáo trình học, nhiều bạn mới học tiếng Anh có suy nghĩ rằng từ điển online chỉ để tra nghĩa của từ. Thực tế, từ điển online còn giúp bạn học phát âm rất hiệu quả thông qua ký tự phiên âm. Từ điển online Cambridge hoặc Flat là một trong những trang web và ứng dụng tra từ tốt nhất hiện nay. Trang website từ điển Cambridge có đủ cả phiên âm Anh – Anh và Anh – Mỹ, đi kèm những ví dụ minh họa rất sinh động và cụ thể. >> Bài viết chi tiết: Hướng dẫn học tiếng Anh giao tiếp cho người mới (Full từ A đến Z) Sự thật là, bạn chỉ cần vốn từ khoảng 1000 đến 2000 từ vựng được sử dụng phổ biến nhất là đủ để giao tiếp tiếng Anh cơ bản hằng ngày. Các loại từ vựng cơ bản bạn cần học ở giai đoạn này như: Bây giờ bạn đã biết được số lượng từ vựng cần để có thể giao tiếp được rồi. Tiếp theo là 8 lời khuyên để giúp bạn học hàng ngàn từ vựng mới, nhớ mãi không quên trong một thời gian ngắn! Việc học từ vựng tiếng Anh theo chủ đề sẽ giúp tạo được cái mối liên kết giữa các từ vựng lại với nhau. Để dễ dàng hơn, bạn hãy sắp xếp những từ vựng trong một nhóm chủ đề thành một câu chuyện cụ thể. Lời khuyên hữu ích là bạn nên học các chủ đề cần thiết và cơ bản trước. Học từ vựng đúng với nhu cầu bản thân để tránh lãng phí thời gian và tăng hiệu quả học tập. Ví dụ: Công việc của bạn là Phương pháp học từ vựng theo chủ đề này nên được áp dụng xuyên suốt cho cả lộ trình học tiếng Anh giao tiếp của bạn. Những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng người học tiếng Anh có thể đạt hiệu quả cao hơn, từ việc kết hợp việc học tiếng anh với việc vận động thể thao. Giải thích cho quá trình này: Để tăng sự hiệu quả, bạn hãy sử dụng thẻ từ vựng, dán chúng xung quanh khu vực thể dục của bạn. Đôi khi chọn bất kì hoạt động nào mà bạn thích và mô tả chúng bằng tiếng Anh. Con người có khả năng tập hợp, xử lý và thu nạp thông tin ở dạng hình ảnh nhanh và dễ dàng hơn thông tin ở dạng lời nói hay chữ viết. Dưới đây là một vài ví dụ về một phương pháp học tiếng Anh bằng hình ảnh. Ví dụ: bạn tạo nhãn dán những từ tiếng Anh liên quan đến vị giác, xúc giác, khứu giác,… Bước tiếp theo, bạn hãy đi quanh nhà và bắt đầu dán những thẻ từ vựng này vào những vật dụng, đồ vật tương ứng. Sau này, khi bạn nếm một món ăn rất mặn và cùng lúc nhìn vào từ ‘salt’. Lúc này bạn sẽ nhớ rất lâu sự liên quan về hình ảnh giữa “salt – muối – mặn”! Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua phương pháp học tiếng Anh qua “cây sơ đồ tư duy” hay “cây chủ điểm từ vựng”. Mình sẽ giải thích rõ hơn cho bạn: Ví dụ: bạn chọn chủ điểm “clothing”. Mỗi nhánh của ‘cây’ sẽ có những từ mọc lên với những đồ bạn đang mang trên người. Cụ thể như sau: => Cứ như vậy, bạn sẽ mở rộng dần cây từ vựng của mình lên các bộ phận khác cho tới đỉnh đầu. Bạn cũng có thể chọn những chủ điểm thiết thực trong cuộc sống hàng ngày như: chuỗi thói quen mỗi sáng, các món ăn sáng hay những hoạt động thể thao mà bạn thích,… Phương pháp này cũng có thể áp dụng với những từ tiếng Anh ở cấp độ khó hơn. Chỉ nâng cấp hơn là bạn sẽ mô tả mọi mặt trong cuộc sống bạn – từ cảm xúc cho tới các khái niệm trừu tượng. Vì vậy hãy cố gắng duy trì phương pháp này trong suốt quá trình học. Sổ tay từ vựng được sử dụng để ghi lại những từ vựng tiếng Anh mà bạn nghe học được mà bạn muốn ghi nhớ. Nội dung trong quyển sổ sẽ ghi lại cách phát âm và cách từ vựng đó được dùng trong câu. Đôi khi là cả chủ đề của từ vựng đó. Mục đích của cuốn sổ này không chỉ để mở rộng vốn từ của bạn, mà còn tăng sự hiểu biết thông qua việc ghi chép. Việc định nghĩa và liên hệ từ này với những từ khác để giúp bạn ghi nhớ từ vựng một cách hiệu quả. Dù bạn đang xem bất kể thứ gì bằng tiếng Anh, hãy bật phụ đề tiếng Anh lên. Ở giai đoạn này bạn chưa thể xem mà không có phụ đề được đâu. Lời khuyên ở đây của tụi mình là: Bạn đừng nên tốn quá nhiều thời gian vào việc tra nghĩa từ mới sẽ làm bạn chán và mất động lực học rất nhanh, hãy sử dụng tính năng Google image nhé. Việc học từ vựng dồn dập, nhồi nhét sẽ làm bạn rất áp lực và bạn cũng sẽ quên từ vựng đó rất nhanh. Lời khuyên là: hãy học chậm và học sâu. Đừng nóng vội! Bạn hãy thường xuyên nhắc lại và ứng dụng chúng thành những câu giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày. Khi tiếng Anh của bạn đã ở trình độ khá, bạn có thể nâng số từ mỗi ngày lên một chút và học các từ ở mức độ khó hơn. Lí do quan trọng để ứng dụng điện thoại trở nên tuyệt vời là bởi chúng ta ai cũng có những khoảng thời gian “trống”. Ví dụ: Khi bạn đang đợi xe buýt, trong giờ nghỉ trưa,… Đây là cơ hội hoàn hảo để rút điện thoại ra và nạp thêm một ít từ vựng. Nhiều ứng dụng được phân cấp thành các trình độ như: Cơ bản, Trung cấp và Nâng cao, điều này thật tuyệt để học có thể học tùy chỉnh theo trình độ kiến thức và khả năng của bạn. Trọng tâm của phần này chính là phát triển kĩ năng NGHE, NÓI và PHẢN XẠ. Ở phần 1, bạn đã làm quen với cái bài nghe nhỏ để tăng vốn từ vựng, bạn chưa đặt nặng vấn đề Nghe hiểu quá nhiều. Nhưng ở giai đoạn này, bạn cần tăng tốc và nâng trình độ Nghe của mình lên một chút. Hãy bắt đầu nghe các bài nghe khó hơn, tăng mật độ nghe mỗi ngày lên. Đối tượng: Người học đã có nền tảng kỹ năng tiếng Anh căn bản. Mục tiêu giai đoạn 2: Ở giai đoạn này, theo lộ trình, bạn từ một người học tiếng Anh giao tiếp cơ bản thành một người có khả năng diễn đạt những ý tưởng tương đối phức tạp ở nhiều chủ đề khác nhau. Tuy nhiên sự khác biệt ở đây chính là bạn sẽ tập tra nghĩa của từ bằng tiếng Anh theo từng tình huống và học phiên âm của từ đó cùng lúc. Gợi ý dành cho bạn:
Nếu bạn đã dùng từ điển rồi mà vẫn không nắm được nghĩa của từ. Hãy nhớ đến công cụ hữu ích mà tôi đã giới thiệu ở phần trước Google Image. Chỉ cần gõ từ vựng vào ô tìm kiếm bạn sẽ thấy hàng loạt các hình ảnh liên quan. Việc đoán nghĩa sẽ dễ dàng hơn và bạn cũng sẽ nhớ lâu hơn. Đối với lộ trình học tiếng Anh giao tiếp thì phương pháp Effortless English này rất quan trọng. Với phương pháp này, bạn sẽ tập trung vào kĩ năng nghe thông qua qua các đoạn hội thoại Mini – Story. Mini-Story là bài nghe dưới dạng file mp3, mỗi bài học sẽ có ít nhất 2-3 bài nhỏ (một số bài có thể nhiều hơn) về một chủ đề cụ thể. Bạn sẽ học tất cả bài nghe trong một bài học mỗi ngày. Bạn chỉ nên nghe duy nhất 1 bài học trong suốt 1 tuần hoặc hơn. Bước 1: Đầu tiên, đọc hiểu nội dung câu chuyện. (Đọc là xem lại, không cố gắng học thuộc và không cố gắng nhớ). Bước 2: Tiếp theo, chú ý các từ vựng mới. Đoán nghĩa của từ vựng dựa theo ngữ cảnh câu chuyện và những từ xung quanh đó. Sau đó tra từ điển, Google Image, tra nghĩa của từ bằng hình ảnh giúp chúng ta nhớ lâu và sâu hơn. Bước 3: Nghe Mini – Story nhiều lần (Đây là phần quan trọng nhất). Đầu tiên, bạn hãy nghe so lược qua đoạn hội thoại lần 1. Sau đó Nghe và nhấn nút PAUSE (dừng lại) sau mỗi câu hỏi, trả lời câu hỏi thật TO bằng tiếng Anh, rồi nhấn nút PLAY để tiếp tục. Nếu bạn không hiểu được mọi thứ, đừng lo lắng. Hãy “luyện tập” theo 4 bước sau: Bước 1: Nghe đi Nghe lại nhiều lần. Cố gắng nắm bắt nội dung tổng thể bài học. Bước 2: Nghe và trả lời thật nhanh các câu hỏi, chỉ trả lời bằng keyword (từ khóa). Có 4 cấp độ của việc Nghe – Trả lời câu hỏi. Bước 3: Nghe và tập nói lại (kỹ thuật Shadowing). Tập nói theo ngữ điệu, hãy chú trọng vào Phát âm. Bước 4: Nghe và tập viết lại. Hãy ghi lại những gì bạn nghe được ra một quyển vở, lúc này bạn chỉ Nghe và viết lại, không dùng Script nữa. Lưu ý: Thời gian để hoàn thành 1 bài học là 1 tuần hoặc nhiều hơn 7 ngày. Bạn hãy cố gắng trả lời các câu hỏi càng nhanh càng tốt và cố gắng hoàn thành mục tiêu: 3.1 Chuẩn giọng và cách phát âm Khi học tiếng Anh giao tiếp với người nước ngoài bạn sẽ học cách phát âm chuẩn và sửa lỗi phát âm chính xác hơn. Thời gian đầu của lộ trình học, bạn sẽ thấy hơi lúng túng nhưng khi kiên trì một thời gian, bạn sẽ thấy khả năng phản xạ cùng phát âm của mình tăng lên rõ rệt. Nếu bạn đang luyện tiếng Anh để du lịch hoặc du học, bạn có thể hỏi họ cụ thể về địa phương và con người nơi bạn muốn đến. Đôi khi việc hiểu được phong tục, tập quán địa phương sẽ là một yếu tố giúp bạn lấy được thiện cảm của người đối diện. >> Xem thêm: Hướng dẫn cách luyện nói tiếng Anh và giao tiếp với người nước ngoài. 3.2 Luyện phản xạ trong giao tiếp Nếu tập nói tiếng Anh với người Việt, khi gặp đến một vấn đề khó và không có ý để nói. Lúc này, hai người sẽ hay “ăn gian” bằng cách nói một vài câu tiếng Việt. Việc luyện tập như vậy sẽ giúp cải thiện khả năng phản xạ trong giao tiếp tiếng Anh của bạn một cách nhanh chóng. Giai đoạn này giúp bạn chuẩn hóa các kĩ năng đã học. Về ngữ pháp, bạn sẽ được học các cấu trúc về văn phạm, cách cấu thành câu, cách nói đúng câu, câu hoàn chỉnh, câu chuyển tiếp, câu điều kiện… Về kỹ năng nói và giao tiếp với người bản ngữ, giúp bạn học thêm vốn từ, thành ngữ, tiếng lóng, cách nói chuyện thực tế người bản ngữ với nhau. Đối tượng: Người muốn phát triển khả năng ở mức thành thạo. Mục tiêu giai đoạn 3: Ở giai đoạn này, bạn sẽ học các từ vựng cao cấp và khó nhớ hơn. Những từ vựng này giúp bạn diễn đạt tốt hơn những ý tưởng trừu tượng và phức tạp. Ví dụ: từ lóng – slang, thành ngữ – idiom,… Như đã nói ở Phần 1, bạn sẽ cần khoảng 1.000 đến 2.000 từ vựng để giao tiếp tiếng Anh căn bản. Và để bạn có thể làm chủ được tiếng Anh và giao tiếp thành thạo trong tương lai. Lúc này, bạn phải tăng cường vốn từ của mình lên khoảng 10.000 từ. Nếu bạn đang nghĩ điều này là bất khả thi và đang lo lắng rằng làm sao có thể học hết được 10.000 từ vựng? Đừng lo lắng, trên thực tế bạn biết nhiều từ vựng hơn bạn nghĩ đấy. Tin tôi đi, từ vựng tiếng Anh giao tiếp của bạn sẽ được tích lũy rất nhanh qua lộ trình học này! Sau khi luyện thành thạo khả năng phát âm ở giai đoạn 1. Tức là bạn đã có thể phát âm chuẩn các âm Anh Mỹ trong bảng phiên âm IPA. Ở giai đoạn này, để nâng khả năng Nói tiếng Anh ở mức cao hơn, chuyên nghiệp hơn, bạn cần luyện thêm các kĩ năng nâng cao như: trọng âm, ngữ điệu và nối âm. Vậy… Tiếng Anh là ngôn ngữ đa âm tiết. Do đó, những từ hai âm tiết trở lên trong tiếng Anh luôn có một âm tiết phát âm khác hẳn với các âm tiết còn lại về độ cao, độ dài, độ mạnh. Đó được gọi là trọng âm. Một số từ được viết giống nhau nhưng khác nhau về từ loại sẽ có cách nhấn trọng âm vào những âm tiết khác nhau. Nếu nói sai trọng âm, người nghe sẽ khó hiểu ý của bạn thậm chí hiểu sai ý của bạn. Ngữ điệu được hiểu đơn giản là sự lên xuống của giọng nói, ngắt nghỉ khi nói. Ngữ điệu làm khả năng nói của bạn trôi chảy, lôi cuốn và tự nhiên hơn. Nó được ví như tính nhạc có trong mỗi câu. Ví dụ: Ở ví dụ trên, cùng một câu nói nhưng khi người nói lên giọng hay xuống giọng ở những chỗ khác nhau đều sẽ mang một ý nghĩa sắc thái khác hẳn nhau. Nối âm là điều rất đặc trưng trong tiếng Anh giao tiếp. Ví dụ: 2 từ “near” và “it”, khi được đặt cạnh nhau thì bạn nối âm “r”vào từ “it” => Đọc thành: nearit. Trong giao tiếp tiếng Anh hàng ngày, người bản xứ nói rất nhanh và họ có xu hướng nối âm các từ với nhau. Nếu không nắm được phương pháp “nối âm” này, bạn sẽ thấy rất bỡ ngỡ và gặp khó khăn khi giao tiếp với người bản xứ. Nắm vững ngữ pháp tiếng Anh sẽ giúp bạn nghe và hiểu đúng ý người nói. Trong giao tiếp, khi diễn đạt đúng ngữ pháp sẽ làm cuộc trò chuyện trở nên thú vị và người đối diện sẽ hiểu rõ ý của bạn hơn. Đây là phần tổng quan những điểm ngữ pháp mà bạn cần nắm vững: Từ loại: danh từ, tính từ, động từ, trạng từ, đại từ, sự hòa hợp chủ ngữ và động từ,… Thì động từ – Có 13 thì tất cả: Ngữ pháp câu: Việc sử dụng đúng cấu trúc ngữ pháp trong giao tiếp tiếng Anh là rất quan trọng. Điều này sẽ giúp cho người nghe hiểu rõ chính xác được ý nghĩa mà bạn muốn truyền đạt. Để chinh phục tiếng Anh, không phải ngày 1 ngày 2 mà phải có cả một quá trình và kế hoạch rõ ràng. Đi cùng với phương pháp học tiếng Anh đúng đắn hỗ trợ để bạn có đươc hiệu quả học tốt nhất. Với bài viết “Lộ trình học tiếng Anh giao tiếp từ cơ bản đến nâng cao” này. Pasal hy vọng sẽ giúp các bạn tìm lại được định hướng và niềm yêu thích tiếng Anh. Chúng tôi rất vui được đồng hành cùng bạn trên con đường chinh phục tiếng Anh.
2. Từ vựng căn bản và 8 lời khuyên giúp bạn học tốt tiếng Anh (30 ngày)
2.1 Lời khuyên 1: Học từ vựng theo chủ đề
2.2 Lời khuyên 2: Học tiếng Anh và vận động thể thao
2.3 Lời khuyên 3: Hãy học từ vựng thông qua hình ảnh
2.4 Lời khuyên 4: Học bằng “cây chủ điểm”
underwear…’2.5 Lời khuyên 5: Sử dụng sổ tay từ vựng tiếng Anh
2.6 Lời khuyên 6: Hãy xem, nghe và học bằng Audio và Video
2.7 Lời khuyên 7: Cách học từ vựng hiệu quả
2.8 Lời khuyên 8: Học tiếng Anh bằng ứng dụng điện thoại
1. Từ vựng tiếng Anh giao tiếp theo chủ đề
2. Luyện nghe nói phản xạ bằng phương pháp Effortless English
HỌC THỬ MIỄN PHÍ3. Phương pháp luyện tập tiếng Anh với người bản ngữ và những lợi ích
1. Từ vựng tiếng Anh nâng cao
2. Cách học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả tại nhà
2.1 Trọng âm trong tiếng Anh là gì?
2.2 Ngữ điệu trong tiếng Anh là gì?
2.3 Nối âm trong tiếng Anh là gì?
3. Vai trò của ngữ pháp trong Anh văn giao tiếp
Tổng kết